Cách làm blog bằng WordPress trong 9 phút [update 2024]

Bạn đã sẵn sàng để tạo một trang blog WordPress cho riêng mình? 🙋‍♂️ Có thể nói rằng bạn đã lựa chọn đúng! Việc xây dựng một trang blog và kiếm tiền từ nó cũng giống như một cuộc phiêu lưu mới mẻ đầy thú vị. Thật may, WordPress chínhh là một công cụ tuyệt vời giúp bạn làm được điều đó. Thân thiện với người dùng, mạnh mẽ, và quan trọng nhất là nó gần như miễn phí.

Thậm chí tốt hơn nữa – Việc tạo blog WordPress cũng đơn giản đến bất ngờ. Đó là lý do tại sao chúng tôi nói bạn có thể làm điều đó trong vòng 9 phút. ⏰

Việc nghiên cứu và nắm vững toàn bộ quy trình từng bước thực hiện việc tạo blog WordPress (mà tôi sẽ hướng dẫn bạn ngay sau đây) sẽ giúp bạn có thể sớm trở thành một blogger thành công.

Để làm cho mọi thứ dễ dàng hơn, tôi đã soạn thảo một hướng dẫn chi tiết từng bước tạo blog WordPress. 🖱️ (Bao gồm cả hướng dẫn từng bước một cách dễ và hình ảnh minh họa trực quan, được thiết kế dành riêng cho người mới bắt đầu như bạn).

Sẽ thật sự dễ dàng và thú vị, chỉ cần vài cú nhấp chuột là bạn. Ok, bắt đầu thôi!

Cần chuẩn bị những gì để có thể bắt đầu tạo blog WordPress?

✅ Quy trình từng bước tạo một blog WordPress:

  • Đăng ký dịch vụ lưu trữ web (web hosting. Xem bài viết chi tiết: Hosting là gì?).
  • Đăng ký tên miền.
  • Cài đặt phần mềm WordPress miễn phí.
  • Đăng nhập và viết bài blog đầu tiên của bạn.
  • Thay đổi thiết kế giao diện cho blog của bạn bằng cách cài đặt và sử dụng Theme (chủ đề).
  • Cài đặt một vài Plugin cần thiết.
  • Add Google Analytics vào blog.
  • Marketing và chiến lược thu hút độc giả cho blog.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết từng bước ở phần sau, nhưng trước tiên, tôi muốn nhắc lại rằng bạn sẽ không cần đến bất kỳ kiến thức kỹ thuật sâu rộng nào. Đúng vậy, bạn hoàn toàn có thể tự mình tạo blog WordPress!

Khi bạn đã public trang blog WordPress của mình lên internet, có lẽ bạn sẽ muốn bắt đầu viết các bài viết, bạn cũng sẽ muốn tùy chỉnh giao diện & chức năng của nó (ví dụ: thay đổi cách hiển thị của menu hoặc làm một giao diện mới cho trang chủ,…).

👉 Ok, đây là cách giúp bạn thực hiện điều đó:

  • Sử dụng trình soạn thảo của WordPrees để viết các bài viết.
  • Sử dụng Theme (chủ đề) để thay đổi giao diện blog WordPress.
  • Sử dụng Plugin để thêm chức năng cho blog WordPress.

Nếu bạn đã thành thạo cách sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Tumblr,… và cùng với đó là những kiến thức cơ bản về website, bạn hoàn toàn có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn dưới đây để tạo trang blog WordPress của riêng bạn!

Lưu ý:

💡 Hướng dẫn này không áp dụng cho việc sử dụng WordPress.com. Thay vào đó, ở bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo blog WordPress của riêng bạn (WordPress.org), với sự kiểm soát hoàn toàn thông qua việc tự lưu trữ (tức là toàn bộ mọi dữ liệu của blog sẽ được lưu trữ trên web hosting thuộc sở hữu của bạn). Và đây chính là sự lựa chọn mà tôi khuyến nghị dành cho bạn.

Bước 1: Đăng ký hosting và domain 🌐

Bạn đã lựa chọn lĩnh vực blog của mình rồi chứ? Ok, bạn đã đi qua bước đầu tiên chuẩn bị biến ý tưởng của mình thành hiện thực. Để bắt đầu hành trình xây dựng blog WordPress của bạn, có hai yếu tố không thể thiếu:

  • Dịch vụ lưu trữ (hosting) – Đây chính là nơi blog của bạn sẽ “tự động” hoạt động. Dù bạn không nhìn thấy nó hay sờ thấy nó, nhưng mọi trang web trên internet đều cần một nơi để lưu trữ và tồn tại, đó chính là hosting (dịch vụ lưu trữ website – web server).
  • Tên miền (domain) – Đây là địa chỉ cố định của blog của bạn trên Internet. Ví dụ, tên miền của chúng tôi là HostingRaft.com. Bạn có thểm tìm hiểu thêm thông tin về domain tại đây: “Domain là gì? Domain hoạt động như thế nào?” hoặc “Cách đặt tên domain đẹp”,…

Có thể bạn sẽ muốn mua cả dịch vụ hosting và domain tại cùng một nhà cung cấp, đừng quá bận tâm các vấn đề kỹ thuật, câu hỏi bây giờ là nên đăng ký hosting và domain ở đâu?

Ok, tôi đã dành nhiều thời gian để kiểm tra về mặt hiệu suất cũng như đánh giá sự uy tín của nhiều công ty cung cấp dịch vụ Hosting WordPress (xem thêm: Hosting WordPress là gì?). Và tôi khuyên bạn nên lựa chọn Bluehost (ngay cả chính WordPress cũng khuyến khích mọi người nên dùng hosting của Bluehost).

👉 Dưới đây là lý do:

  • Chi phí hợp lý: Với chỉ 2,75 usd mỗi tháng trong 12 tháng đầu. Đây thực sự là một mức giá rất tốt so với mặt bằng chung trong lĩnh vực web hosting trên thị trường hiện nay.
  • Miễn phí domain: Đúng vậy, bạn sẽ được nhận 1 tên miền miễn phí khi sử đăng ký sử dụng dịch vụ web hosting tại Bluehost. Do đó bạn có thể tiết kiệm ít nhất là 10 usd (hoặc hơn).
  • Dễ dàng cài đặt WordPress: Chỉ cần vài cú nhấp chuột, bạn có thể khởi chạy phần mềm WordPress và sau đó là có một blog đã chính thức đi vào hoạt động. Một lần nữa tôi muốn khẳng định rằng bạn hoàn toàn có thể thực hiện công việc đó một cách dễ dàng mà không cần phải là một chuyên gia về công nghệ.
  • Hiệu suất rất tốt: Hosting tại Bluehost có nhiều mức cấu hình, đáp ứng được mọi nhu cầu phát triển blog, giúp bạn dễ dàng và nhanh chóng tải trang blog WordPress của bạn lên hosting.

Tổng cộng, bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 35 usd trong 1 năm đầu để lưu trữ blog của bạn trên hosting Bluehost. Ngoài ra, Bluehost cũng cam kết hoàn tiền trong vòng 30 ngày nếu bạn không hài lòng.

Tóm lại, Bluehost là một giải pháp hiệu quả để bắt đầu xây dựng trang blog WordPress của bạn.

Cách đăng ký Hosting WordPress tại Bluehost

Đầu tiên, bạn truy cập trang chủ https://www.bluehost.com

Tiếp theo, bạn chỉ cần nhấp vào nút ‘Get Started Now” (bắt đầu ngay) để xem các gói dịch vụ hosting của Bluehost.

Nếu bạn là newbie, tôi khuyên bạn nên dùng gói Basic vì mức giá rẻ và đủ mạnh dành cho trang blog mới của bạn. Click Select để tiếp tục quá trình.

Cach tao WordPress - img 01 - Bang gia hosting Bluehost
Bảng giá các gói hosting Bluehost

Trên màn hình tiếp theo, nhập tên miền bạn muốn sử dụng cho blog của bạn vào ô “new domain” và click “Next“.

Tạo WordPress - img 02 - Bạn sẽ được tặng 1 domain khi đăng ký hosting tại Bluehost
Bạn sẽ được tặng 1 domain khi đăng ký hosting tại Bluehost

Tiếp theo, điền thông tin tài khoản và thanh toán:

Cach lap trang WordPress - img 03 - Điền thông tin tài khoản và thông tin thanh toán

Tiếp theo, ở phần bên dưới, bạn sẽ thấy thông tin chi tiết gói dịch vụ của bạn (package information). Tại đây, bạn có thể chọn số năm sử dụng dịch vụ hosting, cũng như các dịch vụ bổ sung mà bạn muốn. Theo mặc định, Bluehost sẽ kiểm tra các dịch vụ bổ sung này, mặc dù vậy, bạn hoàn toàn có thể bỏ chọn tất cả mà không phải lo lắng bất kỳ vấn đề gì phát sinh.

Tổng cộng chi phí khoảng 35 usd cho 1 năm sử dụng dịch vụ hosting và domain.

Sau khi bạn đã điền đầy đủ thông tin, hãy nhấp vào SUBMIT ở dưới cùng để hoàn tất quá trình đăng ký hosting và domain.

Và bây giờ, bạn có thể bắt đầu cài đặt mọi thứ bạn cần cho trang blog WordPess mới của bạn.

Bước 2: Cài đặt WordPress trên hosting Bluehost ⚙️

Nhiều người thường lo ngại rằng sẽ gặp một số khó khăn trong việc cài đặt WordPress, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên là nó thật sự rất dễ dàng.

Sau khi bạn hoàn tất việc đăng ký hosting và domain, bạn sẽ nhận được một email từ Bluehost chứa nội dung hướng dẫn về cách truy cập vào Bluehost Customer Area (Khu vực Khách hàng của Bluehost). Điều này rất quan trọng vì nó là nơi bạn sẽ quản lý trang web của mình.

Ok, hãy đăng nhập vào Bluehost Customer Area và bạn sẽ được hướng dẫn từng bước quá trình cài đặt WordPress.

Nếu như vì một lý do nào đó mà bạn không thấy xuất hiện hướng dẫn cài đặt WordPress, đừng lo lắng, chỉ cần chọn vào “My Sites” (trang web của tôi), tiếp theo click vào nút “Create Site” (tạo trang web) để khởi chạy hướng dẫn.

Cach lap WordPress - img 04 - Cai dat WordPress trên hosting Buehost - Chon My Site, chon Create Site

Tiếp theo, bạn hãy điền tất cả các thông tin cơ bản cho blog của bạn như Site Name (tên trang web), User Name (tên người dùng) và Password (mật khẩu) mà bạn sẽ sử dụng để quản lý blog WordPress của bạn.

Lam blog bang WordPress - img 05 - Huong dan cai dat WordPress tren hosting Bluehost - Dien thong tin co ban

Sau khi bạn hoàn thành, bạn đã có thể truy cập vào WordPress Dashboard (bảng điều khiển WordPress) của blog bằng cách mở trình duyệt web và nhập vào địa chỉ yourdomain.com/wp-admin

Bước 3: Lên ý tưởng nội dung cho blog 🧠🌩️

Xem thêm: Cách tạo web truyện tranh và đăng truyện trên WordPress.

Việc lên ý tưởng và xây dựng kế hoạch nội dung là bước quan trọng giúp bạn tạo ra những nội dung giá trị và thu hút độc giả cho blog của bạn. Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm 3 bước sau đây:

  1. Xác định đối tượng mục tiêu: Hiểu rõ ai sẽ là độc giả mục tiêu cho blog của bạn. Xác định sở thích, vấn đề và nhu cầu của họ sẽ giúp bạn biết được loại nội dung nào sẽ phù hợp và thu hút sự quan tâm của họ.
  2. Nghiên cứu từ khóa: Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa để tìm hiểu những từ khóa và cụm từ liên quan đến lĩnh vực của blog. Cụ thể, một số công cụ phân tích từ khóa được mọi người sử dụng nhiều hiện nay như: Google Keyword Planner, KeywordTool.io,  KWFinder, Ahrefs, Semrush,…
  3. Phân tích đối thủ: Nghiên cứu các blog hoặc trang web cạnh tranh trong cùng lĩnh vực để xem họ đang làm những gì, như thế nào, có những chủ đề nào đang có hiệu suất tốt,… Từ đó tìm ra những khoảng trống trong nội dung của họ và tìm cách tiếp cận với một góc nhìn mới và sáng tạo hơn.

Khi bạn đã hoàn thành 3 bước trên, bạn đã có thể tạo ra một danh sách các bài viết (hoặc ý tưởng chủ đề) để đa dạng hóa nội dung trên blog của bạn. Dưới đây là một số ví dụ:

  • Giải quyết vấn đề: Xem xét những thách thức phổ biến mà đối tượng độc giả của bạn đang gặp phải, từ đó viết các bài viết cung cấp giải pháp, mẹo, hoặc lời khuyên giúp họ vượt qua.
  • Nội dung giáo dục, học thuật: Mọi người thường thích học hỏi điều gì đó mới mẻ. Vậy hãy tạo ra các bài viết hướng dẫn “làm thế nào” hoặc những thông tin chi tiết về các chủ đề trong lĩnh vực của bạn.
  • Danh sách và tổng hợp thông tin: Tổng hợp danh sách các tài nguyên hữu ích, công cụ hoặc sản phẩm liên quan đến lĩnh vực blog của bạn. Bài viết tổng hợp cũng có thể đề cập đến các chuyên gia trong lĩnh vực và quan điểm của họ.
  • Chủ đề xu hướng, thời sự và theo mùa: Hãy theo dõi các xu hướng hiện tại, tin tức, và sự kiện theo mùa. Viết về các chủ đề nóng hổi có thể thu hút nhiều độc giả hơn và nâng cao tính liên quan của blog của bạn.
  • Chủ đề về nghiên cứu và câu chuyện thành công: Chia sẻ ví dụ thực tế về cá nhân hoặc doanh nghiệp đã đạt được thành công trong lĩnh vực của bạn. Những nghiên cứu mang lại những thông tin quý báu, minh bạch.
  • Câu chuyện cá nhân: Hãy kết nối với độc giả qua việc chia sẻ trải nghiệm cá nhân hoặc những câu chuyện có liên quan đến lĩnh vực của blog. Điều này giúp làm cho blog trở nên gần gũi và dễ thân thiện hơn.
  • Hợp tác, khách mời (guest post): Bạn cũng có thể liên hệ với các blogger khác hoặc chuyên gia trong lĩnh vực của bạn và mời họ viết bài trên blog của bạn. Điều này có thể mang lại góc nhìn mới mẻ và mở rộng phạm vi tiếp cận độc giả của bạn.
  • Hỏi đáp, câu hỏi thường gặp: Lắng nghe những câu hỏi mà độc giả thường xuyên quan tâm và sử dụng chúng như nguồn cảm hứng để viết bài viết cung cấp câu trả lời toàn diện.
  • Nội dung bền vững: Bao gồm các chủ đề bền vững với thời gian. Những tài liệu không bao giờ lỗi thời này sẽ tiếp tục thu hút độc giả sau nhiều năm kể từ khi chúng được xuất bản.

Bạn có thể sử dụng một số hoặc thậm chí tất cả các ý tưởng trên, kết hợp với việc nghiên cứu từ khóa và phân tích đối thủ, để bắt đầu lập kế hoạch xây dựng nội dung cho blog của bạn. Sau khi bạn đã có một số ý tưởng nội dung, hãy tiếp tục ở bước tiếp theo.

Bước 4: Bắt đầu viết bài viết đầu tiên cho blog của bạn ✍️

Có lẽ bây giờ bạn đang rất phấn khích và muốn bắt đầu ngay công việc viết nội dung cho blog của bạn rồi đúng không?

Trước tiên, hãy tìm hiểu về giao diện trang quản trị WordPress và cách để bắt đầu viết nội dung cho trang blog WordPress của bạn.

Khi bạn đăng nhập lần đầu tiên vào WordPress Dashboard (bảng điều khiển WordPress), bạn sẽ thấy giao diện trông như thế này:

Cach tao WordPress - img 06 - Giao dien trang quản trị cua WordPress

👉 Để viết một bài viết mới:

  • Đưa con trỏ chuột vào mục Posts (bài viết).
  • Chọn Add New (thêm mới).

Tạo WordPress - img 07 - Cach add 1 bai viet moi trong wordpress

Tiếp theo, bạn sẽ được đưa tới một giao diện mới với Trình soạn thảo của WordPress, tại đây bạn có thể viết bài blog bằng cách sử dụng một hệ thống block (khối) rất trực quan.

Để thêm văn bản (text), bạn chỉ cần nhấp chuột và gõ. Đối với nội dung khác – như chèn hình ảnh (image) hoặc nhúng video YouTube, bạn có thể thêm các “block” mới. Bạn cũng có thể xem chi tiết cách sử dụng Gutenberg tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=JjfrzGeB5_g

Cach lap trang WordPress - img 08 - Trinh soan thao Gutenberg cua WordPress

Bước 5: Cách sử dụng Theme để tùy chỉnh giao diện cho blog WordPress 🎨

Khi bạn tạo một blog trên nền tảng WordPress, một trong những lợi tuyệt vời mà bạn nhận được là có quyền truy cập vào bộ sưu tập khổng lồ của WordPress về Themes (chủ đề) và Plugins (tính năng). Dưới đây là giải thích nhanh về Theme và Plugin:

  • 🎨 Themes – giúp thay đổi cách mà trang blog WordPress của bạn sẽ trông ra sao.
  • 🔌 Plugins – giúp thêm các tính năng cho blog WordPress của bạn.

Ở bước này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Theme. Xem chi tiết: Theme WordPress là gì? và Child Theme WordPress là gì?

Ngay khi bạn khởi tạo một trang blog WordPress, bạn đã có mặc định được cài sẵn một chủ đề. Đó có thể là chủ đề mặc định của WordPress hoặc chủ đề mà bạn đã chọn trong quá trình cài đặt WordPress trên hosting Bluehost.

Nhưng thực tế, có hàng ngàn theme khác rất tuyệt vời (nhiều trong số chúng là mã nguồn mở giống như WordPress) mà Bluehost không thể show hết cho bạn ở bước cài đặt ban đầu.

Nơi tìm kiếm Theme cho Blog WordPress

Khi bạn muốn chọn một giao diện mới cho blog WordPress, bạn cần phân biệt giữa theme miễn phí và theme trả phí. Mặc dù không có sự khác biệt về bản chất, nhưng theme trả phí thường có thiết kế và tính năng tốt hơn.

Để tìm theme miễn phí, tốt nhất bạn nên truy cập trực tiếp vào trang chủ chính thức của WordPress.org Themes.

Để tìm theme trả phí, bạn nên truy cập Google Search với từ khóa “best theme wordpress 2024“. 😉

Xem thêm: ThemeForest là gì? Cách mua theme trên ThemeForest.

Và để giúp bạn tiết kiệm thời gian trong việc tìm kiếm, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 1 theme nổi tiếng tên là Neve, có cả phiên bản miễn phí và phiên bản trả phí.

Cach lap WordPress - img 09 - Theme Neve

Neve có phiên bản block theme với tên là Neve FSE. Tuy nhiên, nếu bạn chọn Neve FSE, bạn sẽ không có quyền truy cập vào thư viện starter sites. Thay vào đó, bạn sẽ nhận được các block template được xây dựng sẵn để giúp bạn tăng tốc quá trình tạo nội dung cho blog của mình.

Sau khi lựa chọn được 1 theme phù hợp, tiếp theo, bạn sẽ cần cài đặt theme cho blog. Ok, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách cài đặt theme WordPress ngay sau đây.

Cách cài đặt theme WordPress

Khi bạn đã tìm thấy một theme mà bạn yêu thích, WordPress sẽ giúp bạn dễ dàng thêm theme đó vào trang blog của bạn.

👉 Dưới đây là cách:

  • Đưa con trỏ chuột đến mục Appearance (giao diện).
  • Chọn Themes (chủ đề).
  • Nhấp vào nút Add New (thêm mới).Lam blog bang WordPress -img 10 - Cach cai dat theme WordPress - Chon Appearance - Chon Themes - Chon Add New
  • Nếu bạn đã chọn một theme miễn phí trên WordPress.org, hãy tìm theme bằng tên của nó và nhấp vào Install (cài đặt).
  • Nếu bạn đã mua một theme trả phí, hãy nhấp vào nút Upload Theme (tải theme lên) và tải file .ZIP bạn đã nhận được khi mua theme.Cach tao WordPress - img 11 - Cach cai dat theme WordPress: upload theme

Sau khi bạn hoàn tất việc cài đặt theme, hãy click vào nút “Active” để theme được kích hoạt và áp dụng trên trang blog của bạn.

Cách tùy biến nâng cao cho theme WordPress

Xem bài viết chi tiết:

Bạn có thể coi theme của mình như một loại mẫu và tùy chỉnh nâng cao hơn bằng cách sử dụng WordPress Customizer (cho các theme cổ điển) hoặc WordPress Full Site Editor (cho block theme).

Customizer của WordPress cho phép bạn thực hiện một số điều chỉnh để cải thiện giao diện cho blog của bạn mà không cần phải động đến phần code bên trong website.

Full Site Editor (FSE) vượt xa Customizer và cung cấp một công cụ chỉnh sửa đầy đủ dựa trên trình soạn thảo khối của WordPress. Nó cho phép bạn dễ dàng tạo ra các trang mẫu cụ thể mà bạn có thể sử dụng lại về sau.

Cách sử dụng Customizer của WordPress

Đối với các theme WordPress cổ điển như Neve, bạn có thể truy cập Customizer bằng cách điều hướng đến AppearanceCustomize (giao diện → tùy chỉnh):

Tạo WordPress - img 12 - Cach su dung Customizer cua WordPress: Chon Appearance - Chon Customize

Tùy thuộc vào theme của bạn, bạn có thể có một bộ tùy chọn khác nhau ở thanh bên trái. Nhưng nói chung, bạn có thể:

  • Thực hiện các thay đổi bằng cách sử dụng các tùy chọn ở bên trái.
  • Xem trước một cách trực quan các thay đổi trên trang web bằng cách nhìn vào trang xem trước ở bên phải.
  • Áp dụng các thay đổi của bạn bằng cách nhấp chuột vào Publish (xuất bản).

Cach lap trang WordPress - img 13 - Cach su dung Customizer cua WordPress: Chon Appearance - Sau khi hoan tat viec chinh sua, hay click nut Publish

Cách sử dụng Full Site Editor (FSE)

Đối với các block theme, bạn có thể truy cập Editor bằng cách điều hướng đến Appearance → Editor (Giao diện → Biên tập viên):

Cach lap WordPress - img 14 - Cach su dung Full Site Editor (FSE): chon Appearance - chon Editor

Tiếp theo, bạn có thể chọn Templates hoặc Template Parts.

Lam blog bang WordPress - img 15 - Cach su dung Full Site Editor (FSE): chon Templates hoac Template Parts

Hiểu một cách đơn giản,  Templates dành cho toàn bộ trang hoặc bài viết, còn Template Parts dành cho các thành phần riêng biệt trên blog của bạn, ví dụ như Title (tiêu đề) hay Footer (chân trang).

Cach tao WordPress - img 16 -Tempage Parts trong Neve FSE
Tempage Parts trong Neve FSE

Khi bạn truy cập vào Editor, nó hoạt động gần như giống với trình soạn thảo khối nguyên bản của WordPress (một công cụ rất thân thiện với người mới bắt đầu).

Các khối được tổ chức thành từng phần khác nhau của nhiều loại nội dung như đoạn văn bản, hình ảnh, tiêu đề, accordion và nhiều loại nội dung khác. Bạn chỉ cần tìm các khối mà bạn muốn sử dụng cho Post (bài viết) hoặc Page (trang) của mình, chèn và chỉnh sửa theo ý muốn của bạn.

Bước 6: Bổ sung tính năng cho blog 👨‍💻

Trong khi themes chủ yếu liên quan đến giao diện bên ngoài, các plugin (tiện ích mở rộng) tập trung hơn vào việc giúp bạn mở rộng tính năng cho blog WordPress.

Khi trang blog WordPress của bạn vừa mới được khởi tạo, thường bạn chỉ có khả năng viết bài (post) và tạo các trang (page) cơ bản.

🔌 Plugins là những công cụ cho phép bạn bổ sung thêm tính năng nâng cao, như:

  • Form liên hệ.
  • Nút mạng xã hội.
  • Backup (Sao lưu dữ liệu).
  • Tối ưu hóa SEO.
  • … Và rất nhiều tính năng khác.

Nếu bạn có ý định tích hợp một tính năng cụ thể, có thể sẽ có một plugin dành riêng cho việc đó. Lý do là nhờ có một cộng đồng WordPress (những người phát triển WordPress) cung cấp hơn 60.000 plugin miễn phí, cùng với hàng ngàn plugin trả phí.

Nơi tìm plugin WordPress cho blog của bạn

Tương tự như themes, bạn có thể tìm thấy cả plugin miễn phí và plugin trả phí.

Như vậy, để tìm kiếm plugin miễn phí, nơi tốt nhất là thư viện chính thức của plugin trên trang web WordPress.org.

Đối với các plugin trả phí, phương pháp tốt nhất thường là tìm kiếm trên Google với cụm từ “plugin X tốt nhất” hoặc “best plugin X” và mua nó từ một nhà phát triển uy tín.

Nhiều plugin miễn phí được liệt kê trên WordPress.org cũng cung cấp phiên bản trả phí với nhiều tính năng cao cấp.

Các plugin WordPress cần thiết cho bất kỳ một trang blog nào

Ngoài các plugin riêng biệt phục vụ cho mục đích cụ thể, có một số plugin WordPress cần thiết mà tất cả các trang web, bao gồm cả blog, đều có thể tận dụng. Dưới đây là một số đề xuất của chúng tôi:

  • ⭐ UpdraftPlus WordPress Backup Plugin.
  • ⭐ WP Super Cache.
  • ⭐ Yoast SEO.
  • ⭐ Wordfence Security.
  • ⭐ WPForms.
  • ⭐ Optimole.
  • ⭐ Otter.

Cách cài đặt plugin WordPress

Dưới đây là hướng dẫn nhanh để giúp bạn cài đặt plugin WordPress một cách dễ dàng:

  • Tìm đên mục PluginsAdd new (thêm mới).
  • Nếu bạn muốn tìm một plugin miễn phí trên WordPress.org, hãy bằng cách gõ tên của nó, sau đó click chuột vào “Install Now“.
  • Nếu bạn đã mua một plugin trả phí, nhấp vào nút “Upload Plugin“, sau đó tải lên tệp ZIP mà bạn đã nhận khi mua plugin.

Tạo WordPress - img 17 - Cach cai dat plugin WordPress - upload plugin

Cuối cùng, hãy click vào nút Active để kích hoạt plugin.

Bạn luôn có thể quản lý các plugin mà bạn đã cài đặt bằng cách vào tab Plugins:

Cach lap trang WordPress - img 18 - Quan ly plugin trong wordpress

Bước 7: Thêm Google Analytics vào WordPress 📈

Khi tạo một blog trên WordPress, bạn cũng cần quan tâm đến khía cạnh phát triển. Sau cùng, việc xây dựng blog trên internet sẽ không có ý nghĩa gì nếu không có ai đọc bài viết của bạn, phải không?

Xây dựng blog và tiếp cận được một lượng độc giả là điều quan trọng, nhưng nếu bạn không hiểu cách mà độc giả truy cập blog của bạn và tương tác với blog của bạn như thế nào, thì việc phát triển blog sẽ trở nên khó khăn.

💡 Câu hỏi đặt ra là:

Làm thế nào để có thể cải thiện cho blog của bạn khi mà bạn thậm chí còn không biết cụ thể điều gì cần được cải thiện?

Đó là lúc bạn cần đến Google Analytics.

Lợi ích của Google Analytics đối với blog WordPress

Chắc chắn là sẽ có rất nhiều lợi ích.

Ví dụ, nó sẽ cho phép bạn theo dõi sự tăng trưởng của blog (hoặc sự tụt giảm) theo thời gian. Mặc dù kiên nhẫn là cần thiết, nếu blog của bạn vẫn đứng yên trong hơn một năm – và giả sử bạn đang đăng bài thường xuyên – thì việc sử dụng Google Analytics có thể giúp bạn xem xét lại chiến lược của mình.

Khi bạn trở nên thành thạo hơn trong việc quản lý blog của mình, bạn có thể thiết lập các hệ thống theo dõi để thử bán một cuốn sách điện tử hoặc quảng cáo một sản phẩm affiliate. Google Analytics có thể giúp bạn xác định các “lỗ hổng” trong hệ thống bán hàng của bạn. Nó là một cách giúp bạn biết được nơi nào khách truy cập vào trang web của cũng như nơi mà họ thoát ra.

Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn có một kênh bán hàng gồm 4 trang và Google Analytics cho biết tỷ lệ thoát trang ở trang thứ ba trong kênh đó là cực kỳ cao. Việc nắm được các thông tin đó sẽ giúp bạn có thể đưa ra được những nhật xét và kết luận chính xác, từ đó thực hiện những điều chỉnh cải tiến phù hợp cho blog của bạn. Nếu bạn điều chỉnh tốt, thì bạn có thể sẽ có nhiều khách hàng tiềm năng hơn trong việc bán hàng. Mặt khác, nếu không có Google Analytics, bạn sẽ không bao giờ có thể xác định vấn đề nằm ở đâu trong những tình huống tương tự.

Đây chỉ là một ví dụ, nhưng lợi ích cơ bản của Google Analytics là nó cho bạn thấy cách mà khách truy cập tương tác như thế nào đối với trang blog của bạn. Từ đó giúp bạn đưa ra những phương án hành động cụ thể để cải thiện hiệu suất của blog WordPress của bạn.

Hướng dẫn sử dụng Google Analytics cho WordPress

Bạn sẽ có 2 cách:

  • Chèn mã Google Analytics thủ công.
  • Sử dụng một plugin WordPress để cài đặt Google Analytics.

FAQ – Câu hỏi thường gặp về “Cách tạo blog WordPress” 🙋

1. Blog là gì?

Một blog là một trang web hoặc nền tảng trực tuyến, nơi cá nhân hoặc doanh nghiệp thường xuyên đăng tải nội dung. Thông thường, nội dung của blog sẽ có dạng bài viết ở nhiều chủ đề khác nhau, như chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, quan điểm cá nhân, tin tức, hướng dẫn, và nhiều nội dung khác… Blog thường cho phép độc giả tương tác bằng cách bình luận và chia sẻ lên các trang mạng xã hội.

2. Tại sao nên xây dựng blog?

Việc xây dựng một trang blog sẽ mang lại nhiều lợi ích:

  1. Thể hiện tư duy và sáng tạo: Blog là một nền tảng để bạn có thể đưa ra quan điểm, ý kiến, tư duy, và sự sáng tạo về nhiều chủ đề khác nhau.
  2. Chia sẻ kiến thức: Bạn có thể chia sẻ kiến thức và chuyên môn của mình với tất cả độc giả trên internet, giúp họ học hỏi và phát triển.
  3. Xây dựng một thương hiệu trực tuyến: Viết blog có thể giúp bạn xây dựng danh tiếng trực tuyến của bạn, cho dù đó là cho cá nhân bạn hay để quảng cáo cho doanh nghiệp của bạn.
  4. Kết nối và xây dựng cộng đồng: Blog sẽ giúp bạn thu hút những độc giả có cùng sở thích, là tiền đề để bạn xây dựng mạng lưới và cộng đồng trong lĩnh vực của bạn.
  5. Kiếm tiền: Những trang blog nổi tiếng có thể được tận dụng để kiếm tiền thông qua quảng cáo, nội dung tài trợ, tiếp thị liên kết, hoặc bán sản phẩm/dịch vụ.
  6. Cải thiện kỹ năng viết: Viết thường xuyên có thể nâng cao khả năng viết và kỹ năng giao tiếp của bạn.
  7. SEO và organic traffic (tăng lưu lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm): Trang blog của bạn hoàn toàn có thể được xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm (như Google Search, Bing Search,…), từ đó gia tăng được lưu lượng truy cập cho trang blog của bạn. Điều này là rất quan trọng nếu bạn kinh doanh trực tuyến.
  8. Học hỏi và nghiên cứu: Quá trình viết blog thường liên quan đến việc nghiên cứu, giúp bạn mở rộng kiến thức về lĩnh vực mà bạn quan tâm.
  9. Phát triển cá nhân: Viết blog có thể nâng cao sự tự tin, tính kỷ luật,… thông qua việc bạn không ngừng sản xuất nội dung.
  10. Ghi lại các sự kiện trong cuộc sống: Các blog cá nhân có thể được dùng như một phiên bản kỹ thuật số của nhật ký, ghi chép các trải nghiệm và kỷ niệm.

Tóm lại, lý do bạn xây dựng một trang blog là hoàn toàn tùy thuộc vào mục tiêu và sở thích cá nhân của bạn.

3. Làm thế nào để lập kế hoạch chiến lược nội dung cho blog?

Để có 1 bản kế hoạch và chiến lược tốt cho việc xây dựng nội dung blog, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:

  1. Xác định đối tượng độc giả: Đầu tiên, bạn cần hiểu rõ sở thích cũng như những khó khăn của đối tượng độc giả, từ đó tìm ra những chủ đề thích hợp dành cho họ.
  2. Đặt mục tiêu: Xác định mục đích cho trang blog của bạn. Bạn muốn giáo dục, giải trí, hay thúc đẩy sản phẩm/dịch vụ? Hãy xác định mục tiêu cụ thể và có thể đo lường được.
  3. Nghiên cứu từ khóa: Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa để xác định các chủ đề và cụm từ tìm kiếm liên quan mà độc giả của bạn sẽ sử dụng. Hãy tập trung vào từ khóa có lượng tìm kiếm (volume search càng nhiều càng tốt) và mức cạnh tranh (competition / keywords difficulty) càng thấp càng tốt.
  4. Lên lịch trình đăng bài: Hãy tạo lịch lịch trình đăng bài để sắp xếp các bài viết blog theo thứ tự logic. Hãy lập kế hoạch về các chủ đề, ngày xuất bản và sự kiện hoặc ngày lễ liên quan để điều chỉnh nội dung tương ứng với các xu hướng quan tâm của độc giả.
  5. Đa dạng hóa loại hình nội dung: Hãy kết hợp nhiều loại hình thức nội dung khác nhau như bài viết, hướng dẫn, video, biểu đồ minh họa hoặc podcast để phục vụ sở thích đa dạng của độc giả.
  6. Chủ đề và danh mục nội dung: Gom nhóm các chủ đề liên quan thành các chủ đề chính hoặc danh mục nội dung. Điều này giúp bạn bao quát nhiều chủ đề trong khi vẫn giữ tính liên quan.
  7. Chất lượng quan trọng hơn số lượng: Hãy ưu tiên cho nội dung chất lượng mang lại giá trị cho độc giả. Cần kiên nhẫn trong việc sản xuất nội dung, và đừng quá quan tâm vào số lượng mà đánh mất đi chất lượng.
  8. Lời kêu gọi hành động (CTA): Hãy đưa vào trong blog của bạn những lời kêu gọi hành động rõ ràng để thúc đẩy độc giả tham gia, đăng ký, hoặc thực hiện một hành động cụ thể nào đó.
  9. Lên chiến lược quảng cáo: Hãy lập một bản kế hoạch cách mà bạn sẽ quảng cáo cho blog của mình. Sử dụng mạng xã hội, email, guest post, SEO,… để có thể tăng thêm lưu lượng truy cập cho blog.
  10. Phân tích và điều chỉnh: Theo dõi hiệu suất của các bài viết trên blog của bạn bằng các công cụ phân tích. Phân tích xem điều gì là tốt và điều gì chưa tốt, từ đó điều chỉnh chiến lược tương ứng.
  11. Cập nhật thường xuyên: Theo dõi các xu hướng và thông tin mới trong ngành để đảm bảo nội dung của bạn luôn phù hợp và sáng tạo.
  12. Tương tác với đọc giả: Trả lời bình luận và tương tác với đọc giả để xây dựng một cộng đồng trung thành cho blog của bạn.

Hãy nhớ rằng tính nhất quán, tính liên quan và việc mang lại giá trị cho độc giả của bạn là những yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và phát triển nên một trang blog thành công.

4. Blogger kiếm được bao nhiêu tiền?

Xem thêm:

Các blogger có thể có các mức thu nhập khác nhau và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm lĩnh vực chuyên môn, số lượng độc giả, cách họ kiếm tiền, mức độ đam mê và hiểu biết về công việc phát triển trang blog. Có blogger chỉ kiếm được ít tiền hoặc thậm trí không có đồng nào, trong khi nhiều người khác lại có mức thu nhập cao.

Dưới đây là một số khoảng thu nhập chung cho blogger:

  1. Thu nhập thấp: Nhiều blogger có thể chỉ kiếm íttiền  hoặc thậm trí không có đồng nào, đặc biệt là khi blog mới chỉ bắt đầu. Việc xây dựng đối tượng độc giả và thiết lập chiến lược kiếm tiền thường mất khá nhiều thời gian.
  2. Thu nhập trung bình: Khi blog tăng trưởng về lưu lượng truy cập và có sự tương tác của độc giả, blogger có thể bắt đầu kiếm được thu nhập thông qua quảng cáo, tiếp thị liên kết hoặc nội dung tài trợ. Thu nhập có thể dao động từ vài trăm đến vài nghìn usd mỗi tháng.
  3. Thu nhập cao: Rất nhiều blogger thành công, có nhiều độc giả, đặc biệt trong các lĩnh vực có lợi nhuận cao, và họ có thể có những thu nhập rất tốt. Một số blogger hàng đầu có thể kiếm từ vài chục nghìn đến hàng trăm nghìn usd mỗi tháng.
  4. Thu nhập rất cao: Một số blogger hàng đầu, thường là trong các lĩnh vực có lợi nhuận cực kỳ cao, họ đã từng được biết đến với mức thu nhập hàng triệu đô la mỗi năm từ blog của họ.

Cần lưu ý rằng mức thu nhập có thể biến đổi do nhiều yếu tố như thay đổi trong các thuật toán, xu hướng ngành và điều kiện kinh tế. Cách mà các blogger kiếm tiền từ blog cũng có thể ảnh hưởng đến thu nhập của họ. Việc đa dạng hóa nguồn thu nhập, bằng cách kết hợp quảng cáo, tiếp thị liên kết, sản phẩm số hóa và nội dung tài trợ,… Tất cả đều có thể đóng góp tổng mức thu nhập của họ.

Dù vậy, bạn hãy nhớ rằng những con số trên đây chỉ là ước tính chung. Khả năng kiếm tiền từ blog là rất đa dạng, nhưng thành công thường đến sau một thời gian dài, nỗ lực và hiểu biết sâu sắc về đối tượng độc giả và lĩnh vực mà bạn chọn.

Vậy bước tiếp theo là gì? 🤔

Ok, vậy là chúng ta vừa đi qua tất cả các bước chi tiết về cách tạo một blog WordPress, cài đặt theme và chỉnh sửa giao diện cho blog, thêm các tính năng bổ sung thông qua các plugin. Tuy nhiên, có một điều quan trọng bạn cần nhớ, đó là hãy thực hiện tất cả các bước trên một cách đồng thời và liên tục, bởi nều bạn không làm gì thì bạn vẫn chỉ đang ở vạch xuất phát.

Dù vậy, để ngay lập tức ghi nhớ hết tất cả những thông tin mà tôi đã chia sẻ ở trên đây có thể là bất khả thi. Điều đầu tiên bạn nên làm có lẽ là nên đánh dấu (bookmark) trang này hoặc lưu lại để dễ dàng truy cập nếu bạn muốn tạo một blog WordPress trong tương lai gần.

Thứ hai, hãy biết rằng ngoài WordPress, còn có nhiều lựa chọn khác để tạo blog. Mặc dù WordPress là lựa chọn phổ biến, nhưng không phải là duy nhất. Bạn cũng có thể xem xét sử dụng các nền tảng khác, ví dụ như Wix. Dù không phổ biến bằng WordPress, nhưng vẫn có nhiều người yêu thích. Nếu bạn chọn một trong những nền tảng này, bạn cũng có thể tìm hướng dẫn tương tự như hướng dẫn WordPress này.

Cuối cùng, khi bạn hoàn thành việc tạo blog của mình, bạn sẽ cần các tài liệu và nguồn thông tin khác để giúp bạn phát triển blog của mình. Bạn có thể muốn tìm cách tăng lượng truy cập, kiếm tiền từ blog, xây dựng chiến lược nội dung blog và nhiều hơn nữa. Bạn đã được trang bị đầy đủ kiến thức để tạo blog WordPress, bây giờ hãy bắt đầu làm việc chăm chỉ phát triển trang blog của bạn càng sớm càng tốt!

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào về cách tạo blog WordPress, hãy đặt câu hỏi của bạn trong phần bình luận dưới đây. Chúng tôi sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất. Chúc bạn thành công!

Tags:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *